Posts

Showing posts from January, 2016

BẢNG QUY ĐỔI CAN NHIỆT LOẠI K, PT100

Image
BẢNG QUY ĐỔI GIÚP BẠN CÓ THỂ TRA NHANH:  Nhiệt độ can nhiệt loại K đo được từ tín hiệu mV của can nhiệt K Nhiệt độ can nhiệt PT100 đo được từ tín hiệu điện trở của can nhiệt PT100 Qua đó giúp bạn có thể kiểm tra can nhiệt K,PT100 còn tốt hay bị hỏng, kiểm tra hoạt động của Transmitter... LINK DOWNLOAD

CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA THIẾT BỊ ĐO LƯU LƯỢNG KIỂU ĐIỆN TỪ ( MAGNETIC FLOWMETTER)

Image
Khi vật dẫn điện chạy qua vuông góc với 1 từ trường, một điện áp được tạo ra  trong vật dẫn đó vuông góc với cả dòng từ thông và hướng chuyển động. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ, và nó là nguyên lý hoạt động cơ bản của hầu hết các máy phát điện. Trong cơ chế hoạt động của máy phát điện thì vật dẫn ở đây là một cuộn dây(hoặc là nhiều cuộn dây). Tuy nhiên, không có lý do gì để vật dẫn ở đây phải được làm bằng đồng. Bất kỳ một chuyển động nào của vật dẫn điện là đủ để tạo ra một điện áp cảm ứng, thậm chí nó có thể là chất lỏng. Do đó, hiện tượng cảm ứng điện từ là một kỹ thuật được áp dụng để đo lưu lượng của dòng chất lỏng. Nguyên lý làm việc của lưu lượng kế kiểu điện từ Hãy xem xét dòng nước chảy thông qua 1 đường ống, với 1 từ trường vuông góc xuyên qua đường ống.  Hướng của dòng chảy chất lỏng cắt vuông góc với từ thông , tạo ra một điện áp dọc theo 1 trục vuông góc với cả hai. Hai điện cực được đặt đối diện nhau trong thành ống sẽ lấy ra điện áp này, và nó sẽ

[TÀI LIỆU] BỘ ĐIỀU KHIỂN CÂN BĂNG ĐỊNH LƯỢNG FCO-461

Image
Bộ điều khiển cân băng định lượng FCO 461 Bộ điều khiển cân băng định lượng FCO 461 ứng dụng trong các nhà máy xi măng, nhà máy mía đường, nhà máy phân bón,...Bộ điều khiển cân băng FCO 461 sử dụng công nghệ tiên tiến nhất cho dây truyền sản xuất xi măng, Với tính năng hoạt động tự động, đồng bộ trong hệ thống băng tải, bộ điều khiển FCO 461 có thể hoạt động liên tục và kết hợp nhiều đầu cân trong dây truyền. Bộ điều khiển cân băng hiển thị màn hình LCD, có bộ đếm và lưu trữ quá trình cân. Với các nút bấm bằng phím cứng, hiển thị trực quan nên rất dễ điều chỉnh dải cân theo ý muốn. Thông số kỹ thuật: Model: FCO 461 Màn hình hiển thị LCD. Nguồn: 24VDC. Tín hiệụ đầu ra rơle. Tín hiệu đầu vào: từ cảm biến loadcell và encoder. Dải hiển thị: 0 ~ 999999 tấn.  Tương thích với các loại cân băng định  lượng TDGSK.  LINK DOWNLOAD TÀI LIỆU

CÔNG THỨC TÍNH TOÁN BIẾN QUÁ TRÌNH PV ĐẦU VÀO VÀ TÍN HIỆU DÒNG ĐIỆN mA ĐẦU RA CỦA TRANSMITTER TƯƠNG TỰ, HART 4-20mA

Image
Công thức biểu diễn mối quan hệ giữa biến quá trình PV ( nhiệt độ, áp suất, ....) và tín hiệu đầu ra 4-20mA của transmitter. Công thức là: Ở đây: PV: Biến quá trình đầu vào Transmitter (nhiệt độ, áp suất, lưu lượng,mức...) LRV(pv) : giá trị thấp nhất của dải đo URV(pv) : Giá trị cao nhất của dải đo SPAN(pv) = URV(pv) - LRV(pv) mA: giá trị dòng điện tín hiệu đầu ra transmitter tương ứng với giá trị đầu vào của biến quá trình(PV) LRV(mA): giá trị thấp nhất của dải tín hiệu đầu ra transmitter ( thường là 4mA) URV(mA): Giá trị lớn nhất của dải tín hiệu đầu ra transmitter (thường là 20mA) SPAN(mA) = URV(mA) - LRV(mA) TÍNH GIÁ TRỊ BIẾN QUÁ TRÌNH PV TỪ TÍN HIỆU mA TẠI ĐẦU RA TRANSMITTER ví dụ 1 : 1 bộ chuyển đổi (transmitter) nhiệt độ có dải do đầu vào từ 0 đến 50*C. và  dải tín hiệu đầu ra là tín hiệu 4-20mA.  tín hiệu dòng điện đầu ra transmitter hiện tại đo được là 12mA. Làm thế nào để tính được nhiệt độ hiện tại bộ chuyển đổi đo được? Phân tích bài toán ta có: Nhữnng giá trị đã biết: LRV(

CƠ BẢN VỀ NGUYÊN LÝ HIỆU CHUẨN THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG

Image
Mỗi thiết bị đo lường thường có ít nhất 1 đầu vào và một đầu ra. Đối với 1 bộ cảm biến áp lực, đầu vào sẽ là áp suất của chất lỏng và đầu ra là 1 tín hiệu điện. Đối với cảm biến tốc độ động cơ, đầu vào sẽ là tín hiệu điện và đầu ra sẽ là nguồn điện cấp cho động cơ. Hiệu chỉnh một thiết bị đo có nghĩa là kiểm tra và điều chỉnh( nếu cần thiết) kết quả ở đầu ra của nó sao cho tương ứng với đầu vào của nó trong dải đo được quy định. Ngay cả một thiết bị quan trọng cũng sẽ trở nên vô dụng khi không được hiệu chỉnh. Trong quá trình hiệu chuẩn, điều chỉnh 1 bộ phận của thiết bị hay cả thiết bị để đảm bảo nó hoạt động như mong đợi,cung cấp và truyền về kết quả chính xác,tin cậy đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. những điều chỉnh trong quá trình hiệu chuẩn phải chắc chắn sự chênh lệch nằm trong dung sai.  dung sai rất là nhỏ,là độ sai lệch có thể chấp nhận được của thiết bị Định nghĩa của hiệu chuẩn. Hiệu chuẩn thiết bị đo có thể định nghĩa theo nhiều cách. một cách đơn giản, hiệu chuẩn là quá

TẠI SAO PHẢI LẮP THÊM ĐIỆN TRỞ 250 ÔM KHI LÀM VIỆC VỚI GIAO THỨC HART

Image
Khi làm việc với hart protocol, kết nối transmitter có hỗ trợ giao thức truyền thông hart với các thiết bị giao tiếp hart, hart modem. Chúng ta thường phải kết nối thêm 1 điện trở 250 ôm.  Các bạn có bao giờ đặt ra câu hỏi : Tạo sao lại mắc thêm nó, nó có tác dụng gì? .Bài viết sau đây sẽ giải thích rõ điều này. Ở chế độ test. Ng uồn được cấp cho transmitter để cho nó hoạt động. Nhưng ở đây ko có đầu vào tương tự nào trong mạch vòng khi transmitter nối với thiết bị trường. sụt áp trên điện trở của đầu vào tương tự là không đủ trở kháng cần thiết để phát triển tín hiệu hart. . Đôi khi bạn sẽ gặp vấn đề về giao tiếp hart, các thiết bị giao tiếp cầm tay hart hay hart modem ko thể kết nối với transmitter.Ở đây có thể do khi nó ở chế độ test, mạch vòng không đủ trở kháng để cho tín hiệu Hart được " nhìn thấy" bởi các thiết bị hart cầm tay hay hart modem.   Tín hiệu truyền trong mạch vòng 4-20mA là dòng điện( mili ampe). Nhưng các thiết bị nhận chỉ đọc được các tính hiệu dưới dạng

Phần mềm tính toán đo lường Instrumentation caculator cho android

Image
Instrumentation caculator: công cụ này dùng để tính toán giá trị đầu ra của transmitter gồm phần trăm( %), mA, và các đơn vị quá trình tương đương dùng LRV,URV và chi tiết đầu vào transmitter Ở đây: VALUE= process variable ( biến quá trình) URV = up range value ( giá trị lớn nhất trong dải đo của bộ chuyển đổi transmiter) LRV = low range value( giá trị nhỏ nhất trong dải đo của bộ chuyển đổi transmitter) Input type ( kiểu giá trị đầu vào tính toán) : - process variable( biến quá trình) - 4-20mA ( tín hiệu dòng 4-20mA) - percent( %) Input value( giá trị đầu vào tính toán) Output type( kiểu đầu ra tính toán) Tải về instrumentation tool cho điện thoại android

ĐẶC ĐIỂM, CẤU TẠO,PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢM BIẾN TIỆM CẬN(PROXIMITY SENSOR)

Image
Cảm biến tiệm cận dùng phát hiện vật thể kim loại từ tính, kim loại không từ tính (như Nhôm, đồng..) sử dụng cảm biến loại điện cảm (Inductivity Proximity Sensor) và phát hiện vật phi kim sử dụng loại cảm biến tiệm cận kiểu điện dung (Capacitve Proximity Sensor).  Cảm biến tiệm cận là gì ?  Cảm biến tiệm cận bao gồm tất cả các loại cảm biến phát hiện vật thể không cần tiếp xúc như công tắc hành trình mà dựa trên những mối quan hệ vật lý giữa cảm biến và vật thể cần phát hiện. Cảm biến tiệm cận chuyển đổi tín hiệu về sự chuyển động hoặc xuất hiện của vật thể thành tín hiệu điện. Có 3 hệ thống phát hiện để thực hiện công việc chuyển đổi này: hệ thống sử dụng dòng điện xoáy được phát ra trong vật thể kim loại nhờ hiện tượng cảm ứng điện từ, hệ thống sử dụng sự thay đổi điện dung khi đến gần vật thể cần phát hiện, hệ thống sử dụng nam châm và hệ thống chuyển mạch cộng từ. Theo tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật (JIS) định nghĩa cảm biến tiệm cận (JIS C 8201-5-2) phù hợp với chuẩn IEC 60947-5-