CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TRANSMITTER ĐO ÁP SUẤT, CHÊNH ÁP
Các cảm biến áp suất thông thường được thiết kế hoạt động dựa trên nguyên lý đo sự chênh lệch điện dung. Trong thiết kế này, phần tử cảm biến là một màng kim loại đàn hồi được đặt giữa 2 bề mặt kim loại cố định, tất cả có 3 tấm kim loại tạo thành 2 tụ điện có chung 1 bản cực. Dung môi ( thường là silicone lỏng có thể chuyển động được từ màng cách li sang màng cảm biến và làm thay đổi điện dung của 2 tụ điện. Khi có bất kỳ sự chênh lệch áp suất nào sẽ khiến màng cảm biến bị cong về hướng có áp suất thấp hơn. Màng cảm biến có tính đàn hồi và là phần tử được chế tạo tinh vi,chính xác. Có nghĩa là nó có chức năng phát hiện lực tác dụng. Áp lực này có thể chỉ là một hàm của sự chênh áp tác động lên một diện tích bề mặt theo công thức về lực, áp suất, tiết diện F = PA. Trong trường hợp này chúng ta có 2 lực tác động lên màng cảm biến, do đó công thức ở trên có thể...