CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG BẰNG PHÂN TÍCH RUNG ĐỘNG

CHẨN  ĐOÁN HƯ HỎNG BẰNG PHÂN TÍCH RUNG ĐỘNG
  • 2.1 Giới thiệu
    Tất cả các thiết bị động đều tạo ra rung động hay tín hiệu mà phản ánh tình trạng làm việc của nó. Điều này có liên quan tới tốc độ, kiểu làm việc chuyển động quay, chuyển động tịnh tiến hay tuyến tính. Phân tích rung động có khả năng áp dụng cho tất cả các thiết bị cơ khí, thường là các thiết bị có tốc độ quay trên 600 vòng/phút. Phân tích rung động là công cụ hữu ích cho bảo trì dự đoán, chẩn đoán hư hỏng và nhiều tác dụng khác.
    Có nhiều kỹ thuật bảo trì dự đoán được sử dụng để theo dõi và phân tích các hệ thống thiết bị, máy móc quan trọng trong một nhà máy. Những kỹ thuật này bao gồm phân tích rung động, siêu âm, đồ thị nhiệt, phân tích mài mòn, bôi trơn, theo dõi quá trình, kiểm tra bằng mắt và các kỹ thuật phân tích không phá hủy. Trong các kỹ thuật này, phân tích rung động là một kỹ thuật bảo trì dự đoán hiệu quả nhất được sử dụng trong các chương trình quản lý bảo trì.
    Bảo trì dự đoán trở thành bộ phận đồng nhất việc theo dõi các đặc tính rung động của các thiết bị động để theo dõi các hư hỏng phát sinh ngay từ ban đầu và chặn đứng các hư hỏng phát triển tới nguy hiểm. Tuy nhiên, phân tích rung động không cung cấp các dữ liệu yêu cầu để phân tích thiết bị điện, các khu vực mất nhiệt, tình trạng dầu bôi trơn và các thông số khác để giúp đánh giá hư hỏng trong một chương trình bảo trì.
    Một chương trình bảo trì dự đoán nhà máy toàn bộ phải bao gồm nhiều kỹ thuật, mỗi cái được thiết kế để xác định một vấn đề riêng cho thiết bị của nhà máy.
    2.2 Các dữ liệu phụ cần thiết cho việc chẩn đoán máy
    Để có thể chẩn đoán máy tìm ra nguyên nhân gốc rễ để có các biện pháp khắc phục kịp thời đòi hỏi cần phải có các dữ liệu tổng hợp về thiết bị.
    Sự chẩn đoán chính xác và hiệu quả cao phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của các kỹ sư chẩn đoán. Một kỹ sư chẩn đoán giỏi là người biết mổ sẻ và phân tích các dữ liệu mà họ có được, cho nên các dữ liệu càng đầy đủ thì việc chẩn đoán sẽ nhanh và chính xác hơn.
    Dưới đây là các dữ liệu cơ bản cần chuẩn bị tốt:
    Dữ liệu về máy:
    - Loại bearing, khe hở bearing bao nhiêu.
    - Đường kính trục
    - Số cấp, số cánh trên một cấp
    - Tải của máy
    - Loại dầu bôi trơn, thành phần bôi trơn và kiểu bôi trơn.
    - Ví trí gắn cảm biến
    - Các thông số vận hành trên DCS
    - Các thông số công nghệ: thành phần khí
    - Nhật ký vận hành
    - Nhật ký và hồ sơ sửa chữa và bảo dưỡng máy
    - Các tài liệu, sổ tay vận hành và bảo dưỡng
    - Bản vẽ lắp của máy
    - Các bản vẽ mặt cắt các cụm chi tiết
    - Nhiệt độ, độ ẩm môi trường 



    2.3. Kỹ thuật phân tích chẩn đoán rung động máy 
    Để chẩn đoán thành công và xử lý sự cố của máy móc, các phân tích độ rung phải đảm bảo chính xác và chất lượng dữ liệu thu thập phải có tính lặp lại và có một sự hiểu biết chi tiết về thiết kế của máy và động lực vận hành để giải thích một cách chính xác các dạng hư hỏng và các triệu chứng điển hình. 
    Các trường hợp rung động do nguyên nhân thủy lực & khí động lực học 

      Rung động cao tại tần số Blade Pass & Vane Pass 

    Biểu đồ dạng phổ tiêu biểu                                                                         Máy bơm 

    Blade Pass Frequency (BPF) = (số cánh của bánh công tác) x (số vòng quay/phút). Đây là tần số vốn có trong máy bơm, quạt và máy nén và thông thường nó không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, với BPF biên độ lớn (và các sóng hài) có thể được tạo ra trong bơm nếu khoảng cách giữa các cánh quay và rãnh khuếch tán cố định không giữ bằng nhau ở tất cả các đường vòng tròn xung quanh. Hơn nữa, BPF (hoặc sóng hài), đôi khi trùng với với một tần số tự nhiên của hệ thống làm rung động cao. BPF cao có thể được tạo ra nếu vòng Wear ring cọ xát trên trục hoặc nếu hư mối hàn các rãnh khuếch tán. Ngoài ra, BPF cao có thể do hệ thống ống bị uốn cong đột ngột, vật cản trở mà nhiễu loạn dòng chảy, hoặc nếu rôto máy bơm hoặc quạt được định vị không đồng tâm với vỏ máy. 
      Rung cao do dòng chảy rối 
    Biểu đồ dạng phổ tiêu biểu 


    Dòng chảy rối thường xảy ra trong các quạt gió do sự biến đổi áp suất hoặc vận tốc của không khí đi qua quạt hoặc đường ống kết nối. Điều này làm gián đoạn dòng chảy gây ra nhiễu loạn, lúc đó sẽ tạo ra rung động ngẫu nhiên tần số thấp, thường trong khoảng 20-2000 CPM. 
      Rung cao do xâm thực 
    Biểu đồ dạng phổ tiêu biểu

    Hiện tượng xâm thực (khí thực) thường tạo ra ngẫu nhiên, năng lượng dải tần rộng cao mà đôi khi xếp chồng với sóng hài tần số BPF. Bình thường nguyên nhân là do áp lực không đủ (vì thiếu lưu chất). Xâm thực có thể khá phá hoại các bộ phận trong bơm. Đặc là có thể xói mòn các cánh của bánh công tác. Khi xảy ra xâm thực, ta thường nghe âm thanh như có "sỏi" đi qua bơm. 
    Các trường hợp do sự mất cân bằng khối lượng 
      Sự mất cân bằng lực 
    Biểu đồ dạng phổ tiêu biểu                                             Quan hệ về pha 

    Sự mất cân bằng lực sẽ cùng pha và ổn định. Biên độ rung do sự mất cân bằng sẽ tăng bình phương tốc độ (nếu rung tại tần số 3X thì biên độ rung động cao hơn 9 lần). Biên rung tại tần số 1x RPM luôn luôn hiện diện và thường cao nhất trong biểu đồ dạng phổ thể được sửa chữa bằng cách chỉ đặt một khối nặng cân bằng tại một mặt phẳng ở trọn của Rôto. 
      Sự mất cân bằng ngẫu lực (couple unbalance) 
    Biểu đồ dạng phổ tiêu biểu                               Quan hệ về pha 



    Rung động có sự lệch pha 180o  trên cùng một trục. Rung động tần số 1x luôn hiện d thông thường cao nhất trong biểu đồ phổ. Biên độ thay đổi với bình phương tốc độ g 
    Có thể rung cao theo cả hai phương dọc trục và hướng kính. Khi hiệu chỉnh đòi hỏi khối nặng cân bằng tại ít nhất 2 mặt phẳng. Lưu ý rằng nên duy trì sự lệch pha xấp x giữa gối trong và ngoài (theo cả hai phương đo dọc trục và hướng kính). 
      Sự mất cân bằng ở Rotor công xôn 
    Biểu đồ dạng phổ tiêu biểu                 Quan hệ về pha 


    Sự mất cân bằng ở Rotor công xôn gây ra rung động cao tại tần số 1X ở cả hai pha hướng kính và dọc trục. Số đo dọc trục có thể không ổn định. Rotor công xôn thư mất cân bằng lực và ngẫu lực, vì vậy cần loại trừ hai nguyên nhân này. 
      Rotor bị lệch tâm   
    Biểu đồ dạng phổ tiêu biểu                                           Quan hệ về pha 

    Sự lệch tâm xảy ra khi tâm quay lệch khỏi đường tâm hình học của một puli, bánh răng đỡ, phần ứng motor, v.v.... Rung động lớn nhất tại tần số 1X của thành phần lệch tâm  chiều vuông góc với hai đường tâm rotor. So sánh pha của số đo theo phương ngang voe
    trục thường lệch nhau 0o 
    hoặc 180o
    . Nếu cố gắng cân bằng động lại cho một rotor lệch
    sẽ giúp giảm rung động theo 1 chiều  nhưng sẽ làm gia tăng độ rung theo một chiều hư
    kính (phụ thuộc vào lượng lệch tâm). 
      Cong trục - Bent Shaft 
       
    Biểu đồ dạng phổ tiêu biểu                        Mối quan hệ về pha  
    Vấn đề cong trục gây ra rung cao theo phương dọc trục với lượng lệch pha khoảng 180o
     trên cùng một bộ phận máy. Rung cao thường ở tần số 1X nếu vị trí cong gần tâm trục, nhưng 
    nếu cong gần khớp nối thì rung cao ở tần số 2X. (Cẩn thận khi tính toán đối với phương của 
    của cảm biến đo khi đo dọc trục nếu đặt ngược chiều đầu dò đo). 
    Các trường hợp rung động tần số biến thiên (Beat Vibration) 
      Rung động do cộng hưởng 

    Biểu đồ dạng phổ tiêu biểu 
    Một Tần số biến thiên là kết quả của hai tần số gần nhau đi vào và ra khỏi sự đồng bộ 
    hóa với nhau. Dải Phổ thông thường sẽ hiển thị một đỉnh có xung lên và xuống. Khi 
    bạn phóng to vào đỉnh này (quang phổ dưới), nó thực sự cho thấy hai đỉnh gần nhau. 
    Sự khác biệt ở hai đỉnh này (F2 - F1) là tần số biến thiên mà chính nó xuất hiện trong 
    dải phổ tần số. Tần số biến thiên không thường thấy trong các phép đo có mức giới 
    hạn tần số bình thường vì nó vốn đã tần số thấp. Thông thường, giới hạn tần số từ 
    khoảng 5-100 CPM. 
    Rung động max sẽ cho kết quả khi biểu đồ dạng sóng của một tần số (F1) trung pha 
    với tần số khác (F2). Rung động min xảy ra khi sóng của hai tần số lệch pha 180 °. 
      Rotor bị chà xát 
    Biểu đồ dạng phổ tiêu biểu                          Quan hệ về pha 

    Rotor bị chà xát tạo ra phổ tần số tương tự như lỏng cơ khí khi các bộ phận quay cọ 
    xát với các bộ phận tĩnh. Sự cọ xát có thể từng điểm hoặc cả vòng quay. Thông thường tạo ra một loạt các tần số, thường kích thích một hoặc nhiều tần số cộng hưởng. Thông 
    thường kích thích phần số nguyên tần số hòa âm dưới của tốc độ quay (1/2, 1/3, 1/4, 
    1/5, .... 1 / n), tùy thuộc vào vị trí của tần số tự nhiên rotor. Rotor bị chà xát có thể kích 
    thích nhiều tần số cao hơn. Nó có thể rất nghiêm trọng và trong thời gian ngắn có thể 
    gây ra tiếp xúc trục với bề mặt bạc babit, nhưng ít nghiêm trọng hơn khi trục cọ xát 
    với bộ phận làm kín, một cánh khuyấ cọ thành bồn, hoặc nắp bao che khớp nối cọ với  
    trục. 
    Rung động đối với loại bạc trượt (Sleeve Bearing) 
    Các vấn đề do mài mòn hoặc khe hở 


    Sau giai đoạn bạc trượt bị mòn thường cho thấy bằng sự hiện diện của toàn bộ dãy tần số sóng 
    hài theo tốc độ quay (lên đến 10 hoặc 20). Bạc trượt thường cho phép biên độ phương đứng 
    cao so với phương ngang. Khe hở bạc trượt quá lớn có thể gây ra sự mất cân bằng nhỏ và / 
    hoặc sự lệch tâm sẽ gây ra rung động cao, rung sẽ thấp hơn nếu khe hở nằm trong tiêu chuẩn. 
    Hiện tượng màng dầu xoáy cuộn không ổn định (Oil Whirl) 


    Hiện tượng này xảy ra ở tần số 0.42 - 0.48 x RPM và thường khá dữ dội. Cần lưu ý 
    nếu biên độ rung vượt quá 50% khe hở bạc. Oil whirl là hiện tượng màng dầu bị dao 
    đọng do kích thích do sự vận hành nằm ngoài điều kiện vận hành bình thường (góc độ 
    và tỉ số lệch tâm) gây ra nêm dầu đẩy trục lăn xoay trong lỗ bạc. Lực không ổn định 
    theo chiều quay gây ra sự xoáy cuộn. Hiện tượng này vốn sẵn không ổn định một khi nó làm tăng lực ly tâm mà làm tăng lực xoáy cuộn. Khi đó làm cho dầu mất đi khả 
    năng nâng trục hoặc mất sự ổn định khi tần số xoáy cuộn trùng với tần số tự nhiên của 
    rô to. Sự thay đổi độ nhớt hay áp suất và dự ứng lực bên ngoài có thể ảnh hưởng tới 
    vấn đề này. 

      Hiện tượng Oil Whip     
    Biểu đồ dạng phổ tiêu biểu 
    Một biểu đồ các dải phổ rung động cho thấy Oil Whirl chuyển thành Oil Whip khi tốc 
    độ trục đạt hai lần tốc độ cộng hưởng. 

    Oil Whip có thể xảy ra khi một máy vận hành tại hoặc trên tần số cộng hưởng 2X của
    rô to. Khi đó, hiện tượng xoáy cuộn sẽ chuyển sang hiện tượng whip và có thể gây ra 
    rng quá mức và nêm dầu mất đi khả năng nâng đỡ trục.  
    Các hư hỏng ở bánh răng 
      Biểu đồ phổ bánh răng bình thường 
    Biểu đồ phổ bình thường cho thấy hiện diện tần số rung 1x and 2x RPM, cùng với tần 
    số Gear Mesh (GMF). GMF thường sẽ có tần số dải biên ở xung quanh nó lien quan 
    tới tốc độ trục lắp bánh răng. 
       Mài mòn các răng của bánh răng 

      Tải tác động trên răng 
      Sự lệch tâm và độ rơ của bánh răng 
      Cặp bánh răng lệch tâm 
      Răng bị nứt hay vỡ 

     Các vấn đề dao động của răng 
    Hiện tượng cộng hưởng 
      Cộng hưởng 
    Biểu đồ dạng phổ tiêu biểu                                                    Quan hệ về pha 


    Cộng hưởng xảy ra khi một tần số lực trùng với tần số tự nhiên của một hệ thống, và 
    có thể gây ra sự khuếch đại biên độ mà có thể dẫn đến hư hỏng sớm hoặc phá hủy đột 
    ngột. Đây có thể là tần số tự nhiên của rô to nhưng thường có thể bắt nguồn từ một bệ 
    máy, nền móng, hộp số hoặc thậm chí dây đai. Nếu một rotor ở tại hoặc gần với tần số 
    cộng hưởng, nó sẽ hầu như không thể cân bằng do sự dịch chuyển pha khi nó đi qua 
    tốc độ cộng hưởng (góc pha 90 ° ở tốc độ cộng hưởng; góc pha gần 180 ° khi nó đi qua 
    khỏi). Thường đòi hỏi phải thay đổi tần số tự nhiên. Tần số tự nhiên không thay đổi 
    với một sự thay đổi về tốc độ, điều này sẽ giúp tạo điều kiện xác định của chúng. 
      Mất đồng tâm trục 
    Sự lệch góc chi tiết được biểu hiện bởi sự rung động cao theo phương hướng trục, lệch 
    pha 180 ° ở hai vị trí đo như hình vẽ. Thông thường sẽ có độ rung cao theo phương 
    hướng trục ở cả 1x và 2x RPM. Tuy nhiên, cũng có lúc bất thường biên độ cao hơn 
    hẳn tại tần số 1x, 2x hay 3x. Những triệu chứng này cũng có thể cho biết có vấn đề với 
    khớp nối. 
      Lệch theo phương song song với đường chuẩn 
    Lệch theo phương song song với đường chuẩn có triệu chứng rung động tương tự như 
    sai lệch góc, nhưng là rung động hướng kính cao, lệch pha 180o
     ở 2 vị trí đo như hình trên. 2x thường lớn hơn 1x, nhưng chiều cao của nó so với 1x thường được quyết định 
    bởi loại khớp nối và kết cấu. Khi có lệch góc hoặc lệch hướng kính trở nên khắc 
    nghiệt, nó có thể tạo ra các đỉnh biên độ cao ở các sóng hài nhiều hơn (4x - 8x) hoặc 
    thậm chí một một dải sóng hài tần số cao tương tự như tình trạng rung do lỏng cơ học. 
    Kết cấu khớp nối sẽ thường ảnh hưởng rất nhiều đến hình dạng của biểu đồ phổ khi 
    lệch tâm nghiêm trọng. 
      Vòng bi không thẳng hàng 

    Khi các vòng bi không thẳng hàng sẽ tạo ra rung động phương hướng trục đáng kể. Sẽ 
    gây ra chuyển động xoắn với khoảng góc pha 180 ° chuyển đổi từ trên xuống dưới 
    hoặc hai bên được đo theo hướng trục của cùng một gối đỡ. Những nỗ lực cân chỉnh 
    đồng tâm khớp nối hoặc cân bằng rotor cũng không giảm bớt được vấn đề này. Vòng 
    bi phải được tháo ra và lắp ráp lại chính xác. 
     Sự lỏng các chi tiết cơ khí 
      Sự lỏng cơ học 

    Sự lỏng cơ khí cho thấy qua biểu đồ phổ loại A, B hoặc C.  
    Loại 'A' là do lỏng kết cấu, sự yếu của các chân máy hay bệ máy hoặc phẩm chất xấu 
    của vữa xi măng, lỏng bu lông giữ ở chân và biến dạng của khung máy hay bệ máy 
    (tức là chân kênh). Phân tích pha có thể cho thấy lệch pha khoảng 180 ° giữa các vị trí 
    đo theo phương đứng trên chân máy và bệ máy.  
    Loại 'B' thường gây ra bởi bu lông gối đỡ lỏng, vết nứt trong cơ cấu khung hoặc bệ 
    gối.  
    Loại 'C' là bình thường được gây ra bởi chế độ lắp ghép không phù giữa các bộ phận 
    khi đó sẽ gây ra nhiều sóng hài do đáp ứng không tuyến tính của các chi tiết lỏng tạo 
    ra các lực động học từ rô to. Loại 'C' thường được gây ra bởi hở lưng gối bạc đỡ, khe 
    hở quá lớn trong một ổ bạc trượt hoặc ổ lăn hoặc lỏng bánh công tác với trục. Pha ở 
    loại C thường không ổn định và rất khác nhau giữa các lần đo, đặc biệt nếu thay đổi vị 
    trí đo trên trục ở lần khởi động kế tiếp. Lỏng cơ khí thường có tính định hướng cao và 
    có thể gây ra số đo khác nhau đáng chú ý nếu bạn so sánh các số đo ở các lần thay đổi 
    góc đo 30 ° lần lượt theo hướng kính vòng tròn xung quanh một gối đỡ. Cũng lưu ý 
    rằng chùng thường sẽ gây sóng hài bậc lẻ tại 1/2x rpm hoặc 1/3 rpm (0,5 x, 1.5x, 2.5x, 
    v.v…) 
    Các hư hỏng ở dây đai truyền động 
    Dây đai mòn, lỏng hoặc không thẳng hàng 
    Biểu đồ dạng phổ tiêu biểu 


    Các tần số dây đai là dưới RPM của động cơ điện hoặc máy dẫn động. Khi đai mòn, 
    lỏng hoặc không ăn khớp, nó thường gây ra 3-4 lần tần số dây đai. Thông thường tần 
    số đai 2x là đỉnh cao hơn cả. Biên độ thường không ổn định, đôi khi tạo xung với tốc 
    độ quay của máy dẫn động hoặc máy được dẫn động. Đối với đai dẫn động trục cam, 
    sự mài mòn hoặc puli không thẳng hàng, biên độ sẽ cao tại tần số đai. 

    Puli hoặc dây đai không thẳng hàng


    Sự không thẳng hàng của hai puli tạo độ rung cao tại 1x RPM, rung chủ yếu theo chiều 
    hướng trục. Tỷ lệ biên độ của máy dẫn động tới máy được dẫn phụ thuộc vào nơi lấy 
    dữ liệu cũng như sự liên hệ giữa khối lượng và độ cứng bệ máy. Thông thường với 
    puli không thẳng hàng, rung động theo phương dọc trục sẽ cao nhất. 

    Puli lệch tâm 
    Biểu đồ dạng phổ tiêu biểu 
    Puli lệch tâm hoặc không cân bằng gây ra rung động cao tại 1x RPM. Biên độ rung 
    bình thường cao nhất ngay tại vị trí đai, và cả vị trí gối đỡ phía dẫn và không dẫn 
    động. Có thể cân bằng puli lệch tâm bằng cách gắn 1 con long đền lên bu lông khóa 
    ren. Tuy nhiên, ngay cả khi đã cân bằng, lệch tâm của puli vẫn sẽ gây ra rung động và 
    gây ứng suất phá hủy mỏi cho đai. 
    Hiện tượng cộng hưởng dây đai 
    Biểu đồ dạng phổ tiêu biểu 


    Cộng hưởng dây đai có thể gây ra biên độ cao nếu tần số dây đai tự nhiên nên xảy ra 
    gần với hoặc trùng với tốc độ động cơ điện hoặc máy dẫn động. Tần số tự nhiên dây 
    đai có thể thay đổi được bằng cách thay đổi sức căng đai hoặc có chiều dài đai. Có thể 
    phát hiện sức căng quá mức và xả bớt trong lúc đo ứng lực trên puli hoặc vòng bi. 
    Hư hỏng về điện 
      Stator lệch tâm, lõi thép stato bị lỏng hoặc bị ngắn mạch 
    Biểu đồ dạng phổ tiêu biểu 

    Các hư hỏng của Stator tạo ra rung động cao tần số 2x tần số lưới (2FL). Stator lệch 
    tâm sẽ làm khe hở không khí không đồng đều rotor và Stator mà tạo ra rung động định 
    hướng. Khe hở không khí chênh lệch không được vượt quá 5% đối với động cơ cảm 
    ứng và 10% cho các động cơ đồng bộ. Chân bệ máy kênh và biến dạng có thể gây ra 
    Stator không đồng tâm. Các lá thép Stator ngắn mạch gây không đồng đều, gia nhiệt 
    cục bộ có thể phát triển theo thời gian hoạt động. 

      Khe hở không khí không đồng tâm 
    Biểu đồ dạng phổ tiêu biểu 


    Rotor lệch tâm tạo ra một khe hở không khí giữa rotor và Stator biến thiên sẽ tạo ra 
    xung rung động (thông thường giữa (2FL) và gần với tốc độ hài hòa). Rotor lệch tâm 
    tạo ra (2FL) bao quanh bởi các tần số cực Pole Pass frequency (FP) cũng như tần số 
    biên FP sidebands khoảng tốc độ chạy FP xuất hiện bản thân ở tần số thấp (Pole Pass 
    frequency = Tần số trượt x # Poles). Các giá trị phổ biến của FP dao động từ khoảng 
    20-120 CPM (0,30-2,0 Hz)  

      Rotor hư hỏng 
    Biểu đồ dạng phổ tiêu biểu
    Thanh dẫn rotor bị nứt vỡ hoặc vòng bị ngắn mạch, kết nối không tốt giữa các thanh 
    dẫn và các lá thép, hoặc các lá thép kỹ thuật của rotor bị ngắn mạch sẽ tạo ra rung 
    động tại tần số 1x với dải tần số biên là tần số cực (FP). Ngoài ra, nứt các thanh dẫn 
    rotor thường sẽ tạo ra FP sidebands xung quanh, các sóng hài tần số 3X, 4X và 5X. 
    Lỏng thanh dẫn rotor khi xuất hiện tần số 2x tần số lưới (2FL) xung quanh tần số thanh 
    dẫn rotor (Rotor Bar Pass Frequency RBPF) hoặc các sóng hài của nó (RBPF = Số 
    lượng các thanh dẫn x RPM). Thông thường sẽ gây ra mức độ cao tại 2x RBPF với 
    biên độ nhỏ ở 1x RBPF. 

    Các vấn đề về pha 
    Biểu đồ dạng phổ tiêu biểu 
    Hư hỏng về pha do mất kết nối đứt hoặc bị hỏng có thể gây ra rung động quá mức ở 
    tần số lưới 2x (2FL) sẽ có tần số biên xung quanh nó ở 1/3 tần số lưới (1/3 FL). Mức 
    rung động tại (2FL) có thể vượt quá 25 mm / s (1in /s). Điều này sẽ gây ra hư hỏng nếu 
    lỗi kết nối chỉ thỉnh thoảng xảy ra và không định kỳ. 

    Động cơ điện đồng bộ 
    Biểu đồ dạng phổ tiêu biểu 
    Lỏng cuộn dây Stator trong động cơ đồng bộ sẽ tạo ra rung động khá cao tại tần số 
    Coil Pass (CPF) bằng số lượng các cuộn dây Stator x RPM (# cuộn dây Stator = số cực 
    x # cuộn dây/ số cực). Tần số CPF sẽ được bao quanh bởi dải tần số biên 1x RPM. 
    Các hư hỏng của động cơ điện một chiều 
    Biểu đồ dạng phổ tiêu biểu

    Hư hỏng ở động cơ DC có thể được phát hiện khi biên độ rung cao động cao hơn biên 
    độ bình thường như Tần số cháy của bộ chỉnh lưu bán dẫn SCR (Silicon Controlled 
    Rectifiers) (6FL) và sóng hài. Những hư hỏng này bao gồm các cuộn dây từ trường bị 
    hỏng, SCR hư  và kết nối lỏng lẻo. Các vấn đề khác bao gồm cả cầu chì lỏng hay bị nổ 
    và card điều khiển bị ngắn mạch có thể gây ra biên độ đỉnh cao ở 1x đến 5x tần số lưới 
    từ (3.600 - 18.000 CPM). 

    NGUỒN : VINAMAIN.COM





    Comments

    Popular posts from this blog

    NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐỒNG BỘ

    PHÂN TÍCH MẠCH ĐIỆN BẰNG ĐỊNH LUẬT KIRCHHOFF VỀ DÒNG ĐIỆN VÀ ĐIỆN ÁP

    NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ỐNG PITOT