KẾT NỐI SAO (Y) : GIÁ TRỊ CÔNG SUẤT, ĐIỆN ÁP VÀ DÒNG ĐIỆN 3 PHA

Kết nối hình sao (Y)

Kết nối sao được thưc hiện bằng cách kết nối các đầu dây lại với nhau như 3 cuộn dây, hoặc là 3 đầu đầu, hoặc là 3 đầu cuối kết nối với nhau. 3 đầu còn lại được nối với lưới điện 3 pha . Điểm nối chung được gọi là trung tính hay điểm sao , được ký hiệu bằng chữ cái N. (Như hiển thị ở hình 1 )
Kết nối sao cũng có thể được gọi là hệ thống 3 pha 4 dây.

Nếu tải cân bằng đối xứng được kết nối qua hệ thống điện 3 pha, khi đó  dòng điện đi vào điểm trung tính như nhau nhưng chúng lệch nhau 120°, do đó tổng vector dòng điện 3 pha  = 0.

IR + IY + IB = 0 

Điện áp giữa dây bất kỳ và điểm trung tính( điểm sao) được gọi là điện áp pha hay điện áp sao. Và điện áp giữa 2 dây được gọi là điện áp dây.

Hình 1

1. Điện áp dây và điện áp pha trong kết nối sao 


Chúng ta đã biết điện áp dây giữa đường dây 1 và đường dây 2 (  từ hình 3a) là 
VRY = VR – VY …. (Hiệu vector)
Do đó, để tìm vector VRY, chuyển vector thành vector -VY có hướng ngược lại như hiển thị ở hình 2. Khi đó áp dụng quy tắc hình bình hành ta tính được vector VRY . làm tương tự với 2 vector  VR và Vector VY, Góc giữa vector VY và  VR là 60°.
Vì vậy, nếu VR = VY = VB = VPH, khi đó
VRY = 2 x VPH x Cos (60°/2)
= 2 x VPH x Cos 30°
= 2 x VPH x (√3/2) …… do Cos 30° = √3/2
= √3 VPH
Tương tự,
VYB = VY – VB
= √3 VPH
VBR = VB – VR
= √3 VPH
Do đó, nó chứng minh rằng VRY = VYB = VBR là điện áp dây VL  trong kết nối sao , vì vậy, trong kết nối sao: 
VL = √3 VPH or VL = √3 EPH

    Hình 2

    2. Dòng điện dây và dòng điện pha trong kết nối sao

    Hình 3a cho thấy  mỗi dây được mắc nối tiếp với mỗi cuộn dây pha. do đó, giá trị của dòng điện dây chính là dòng điện  cuộn dây pha mà dây đó kết nối. 
    • Dòng điện trong dây 1 = IR
    • Dòng điện trong dây 2 = IY
    • Dòng điện trong dây 3 = IB
    Vì vậy, dòng điện chạy trong tất cả 3  dây là giống nhau, và dòng điện mỗi dây tương đương dòng điện pha tương ứng. 
    IR = IY = IB = IPH …. Dòng điện pha 
    Dòng điện dây = dòng điện pha 
    I= IPH
    Nói một cách đơn giản, giá trị của dòng điện dây và dòng điện pha là như nhau trong kết nối sao.
    Hình 3
    3.   Công suất trong kết nối sao
    Trong một mạch 3 pha AC, công suất tác dụng là tổng của công suất 3 pha hay tổng công suất của tất cả  3 pha là công suất tác dụng. 
    Do đó, công suất tác dụng của hệ thống 3 pha AC ;
    Công suất tác dụng =  công suất 3 pha
    Hay
    P = 3 x VPH x IPH x CosФ                     ….. Eq   … (1)
    Ở đây cos Φ = hệ số công suất (Power factor) = là góc lệch pha giữa điện áp pha và dòng điện pha chứ không phải giữa điện áp dây và dòng điện dây. 
    Chúng ta đã biết giá trị của dòng điện pha và điện áp pha trong kết nối sao:
    I= IPH
    VPH = VL /√3     ….. (từ VL = √3 VPH)
    Thay thế vào giá trị trong công thức công suất eq…(1)
    Ta có,
    P = 3 x (VL/√3) x IL x CosФ      …….….      (VPH = VL /√3)
    P = √3 x√3 x (VL/√3) x IL x CosФ    ….…   {3 = √3x√3}
    P = √3 x VL x IL x CosФ
    Do đó chứng minh được;
    Công suất trong kết nối hình sao,
    P = 3 x VPH x IPH x CosФ or
    P = √3 x VL x IL x CosФ
    Tương tự,
    Tổng công suất phản kháng  = Q = √3 x VL x IL x SinФ
    Do đó, tổng công suất biểu kiến 3 pha
    Công suất biểu kiến = S = √3 x VL x IL
    Hay, S = √ (P2 + Q2)

    ĐỌC THÊM : KẾT NỐI TAM GIÁC (Δ): GIÁ TRỊ CÔNG SUẤT, ĐIỆN ÁP, DÒNG ĐIỆN 3 PHA

    Theo: electricaltechnology

    Comments

    Popular posts from this blog

    PHÂN TÍCH MẠCH ĐIỆN BẰNG ĐỊNH LUẬT KIRCHHOFF VỀ DÒNG ĐIỆN VÀ ĐIỆN ÁP

    NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐỒNG BỘ

    CÁC BƯỚC ĐỂ PHÂN TÍCH MẠCH ĐIỆN SỬ DỤNG ĐỊNH LÝ NORTON (NORTON'S THEOREM)