KẾT NỐI TAM GIÁC (Δ): GIÁ TRỊ CÔNG SUẤT 3 PHA, ĐIỆN ÁP & DÒNG ĐIỆN
Kết nối tam giác (Δ)
Trong hệ thống kết nối này, điểm đầu của cuộn dây này được nối với điểm của của cuộn dây kia. Hay điểm đầu của cuộn dây thứ nhất được nối với đầu cuối của cuộn dây thứ 2 và tương tự đối với 3 cuộn dây và nhìn nó như một mạch kín như hình 1.
Nói cách khác, 3 cuộn dây được mắc nối tiếp với nhau thành 1 mạch kín
hình 1
1. Điện áp dây và điện áp pha trong kết nối tam giác
Trong kết nối hình sao, điện áp giữa hai dây( bất kỳ ) bằng với điện áp dây quấn.
Điện áp dây ;
Dây 1 và dây 2 = VRY
Dây 2 và dây 3 = VYB
Dây 3 và dây 1 = VBR
Khí đó, chúng ta thấy rằng VRY sớm pha hơn VYB 120° và VYB sớm pha hơn VBR 120°,
Hãy giả sử:
Hãy giả sử:
VRY = VYB = VBR = VL …………… (điện áp dây)
Khi đó;
VL = VPH
Trong kết nối tam giác, điện áp dây bằng điện áp pha.
2. Dòng điện dây và dòng điện pha trong kết nối tam giác
Hình 2 cho thấy rằng tổng dòng điện trong mỗi dây bằng hiệu dòng điện 2 pha chạy qua dây đó.
- Dòng điện trong dây 1 = I1 = IR – IB
- Dòng điện trong dây 2 =I2 = IY – IR
- Dòng điện trong dây 3 =I3 = IB – IY
{Hiệu vector}
Dòng điện của dây 1 có thể được tìm thất bằng cách xác định hiệu của 2 vector IR và IB và chúng ta có thể tịnh tiến vector IB theo hướng ngược lại. do đó IR và IB tạo thành một hình bình hành. Đường chéo của hình bình hành chính là hiệu của 2 vector IR and IB chính là dòng điện chạy trong dây 1= I1 M hơn nữa, bởi vì đảo chiều IB nên nó sẽ là (-IB) do đó góc giữa IR và -IB là 60°
Nếu
IR = IY = IB = IPH …. Dòng điện pha
Nếu
IR = IY = IB = IPH …. Dòng điện pha
Khi đó,
Dòng điện chạy trong dây 1 sẽ là :
IL hay I1 = 2 x IPH x Cos (60°/2)
= 2 x IPH x Cos 30°
= 2 x IPH x (√3/2) …… do Cos 30° = √3/2
= √3 IPH
Trong kết nối tam giác, dòng điện dây bằng √3 lần dòng điện pha
Tương tự, chúng ta có thể tìm được dòng điện chạy trong 2 dây còn lại ( dòng điện dây)
I2 = IY – IR ( hiệu vector) = √3 IPH
I3 = IB – IY. ( hiệu vector)= √3 IPH
Như vậy, tất cả các dòng điện dây bằng nhau về đô lớn
I1 = I2 = I3 = IL
Vì thế
IL= √3 IPH
3. Công suất trong kết nối tam giác
Như chúng ta đã biết rằng công suất của mỗi pha
Công suất / Pha = VPH x IPH x CosФ
Và tổng công suất của 3 pha ;
Tổng công suất = P = 3 x VPH x IPH x CosФ …..eq (1)
Như đã nói ở trên, chúng ta đã biết dòng điện pha và điện áp pha trong kết nối tam giác ;
IPH = IL / /√3 ….. (từ IL = √3 IPH)
VPH = VL
Thay nó vào công thức công suất eq……. (1)
Ta có,
P = 3 x VL x ( IL/√3) x CosФ …… (IPH = IL / /√3)
P = √3 x√3 x VL x ( IL/√3) x CosФ …{ 3 = √3x√3 }
P = √3 x VLx IL x CosФ …
Ta có,
P = 3 x VL x ( IL/√3) x CosФ …… (IPH = IL / /√3)
P = √3 x√3 x VL x ( IL/√3) x CosФ …{ 3 = √3x√3 }
P = √3 x VLx IL x CosФ …
do đó,
Công suất trong kết nối tam giác ,
P = 3 x VPH x IPH x CosФ …. hay
P = √3 x VL x IL x CosФ
Ở đây Cos Φ = hệ số công suất = là góc lệch pha giữa điện áp pha và dòng điện pha. Không phải là giữa điện áp dây và dòng điện dây.
Trong cả 2 kết nối sao hay kết nối tam giác, tổng công suất trên tải đối xứng cân bằng là như nhau.
Tổng công suất trong hệ thống 3 pha = P = √3 x VL x IL x CosФ
Chúng ta đã biết:
Hệ thống cân bằng là hệ thống mà:
- Tất cả điện áp 3 pha bằng nhau về độ lớn.
- Điện áp pha này lệch với pha kia 1 góc 360°/3 = 120°
- Tất cả dòng điện 3 pha bằng nhay về độ lớn
- Dòng điện pha của pha này lệch với pha kia 1 góc 360°/3 = 120°
- Tải 3 pha cân bằng là hệ thống mà tải kết nối với 3 pha giống hệt nhau.
Comments
Post a Comment