TẠI SAO ĐỘNG CƠ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CÔNG SUẤT BẰNG KW MÀ KHÔNG PHẢI LÀ KVA?


Tại sao động cơ được đánh giá  công suất bằng KW mà không phải là KVA?

Để đánh giá công suất  của máy biến áp hay máy phát điện thì người ta thường nhắc đến công suất biểu kiến S (KVA) nhưng đối với động cơ thì lại dùng công suất tác dụng P (KW). Điều này các bạn có thể thấy rõ ở nhãn của máy phát, máy biến áp và động cơ. tại sao vậy? 
như chúng ta đã biết , S=U.I và P=U.I.PF
S: công suất biểu kiến

U: Điện áp
I : dòng điện
PF : hệ số công suất cos phi

mà các nhà thiết kế sẽ không biết được hệ số công suất ( cos phi) tiêu thụ thực tế trong lúc sản xuất máy phát và máy biến áp vì hệ số công suất (PF) của máy phát, máy biến áp phụ thuộc vào bản chất của tải được kết nối như tải trở, tải dung và tải kháng như động cơ .
Nhưng đối với động cơ, bản thân nó là một tải nên hệ số công suất (PF) là cố định, nghĩa là động cơ đã được xác định hệ số công suất (PF) khi sản xuất và nó được in rõ tại bảng thông số của động cơ.
Đó là lý do tại sao chúng ta đánh giá công suất động cơ bằng KW hoặc HP ( mã lực)  mà không phải là KVA như máy biến áp hay là máy phát điện.
Ngoài ra động cơ là một thiết bị chuyển đổi điện năng thành cơ năng. Trong trường hợp này tải không phải là tải điện mà là tải cơ ( đầu ra của động cơ) do đó chúng ta lựa chọn loại năng lượng phù hợp mà có thể chuyển đổi thành tải cơ. Hơn nữa hệ số công suất của động cơ không phụ thuộc vào tải và nó hoạt động với bất kỳ hệ số công suất nào mà nó được thiết kế.


Comments

Popular posts from this blog

PHÂN TÍCH MẠCH ĐIỆN BẰNG ĐỊNH LUẬT KIRCHHOFF VỀ DÒNG ĐIỆN VÀ ĐIỆN ÁP

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐỒNG BỘ

CÁC BƯỚC ĐỂ PHÂN TÍCH MẠCH ĐIỆN SỬ DỤNG ĐỊNH LÝ NORTON (NORTON'S THEOREM)