TỪ TRƯỜNG QUAY VÀ TỐC ĐỘ ĐỒNG BỘ TRONG MÁY ĐIỆN 1 PHA

Động cơ xoay chiều một pha dùng từ trường quay để nó hoạt động. Cách mà từ trường quay được tạo ra trong máy điện một pha là rất khác so với máy điện 3 pha. Trong video này sẽ cho ta thấy được cách tạo ra từ trường quay trong động cơ điện 1 pha


Bài viết sau sẽ mô tả những gì được đề cập đến trong video

Từ trường quay được tạo bởi dòng điện 1 pha

Dòng điện 1 pha đi qua cuộn dây sẽ tạo ra một từ trường biến thiên.
Fig.1 Từ trường biến thiên được tạo ra bởi dòng điện 1 pha.
Nhưng làm thế nào để từ trường có thể quay được. để làm điều đó, Nikola Tesla một nhà phát minh nổi tiếng của Nam Tư đã đưa ra một giải pháp đó là đặt một cuộn dây nữa vuông góc với cuộn dây đầu tiên. Dòng điện cùng một nguồn điện được truyền qua cuộn dây thứ hai. Vì vật từ thông trong dây cuốn thứ hai dao động vuông góc với từ trường của cuộn dây thứ nhất.


Fig.2 Từ thông trong cuộn dây thứ hai sẽ dao động vuông góc với từ thông trong cuộn dây thứ nhất.
mào. bây giờ chúng ta thêm một tụ điện vào cuộn dây thứ hai. Tụ điện này đảm bảo rằng dòng điện trong cuộn dây thứ 2 lệch pha so với dòng điện trong cuộn dây thứ nhất một góc 90*


Fig.3 Một tụ điện mắc vào cuộn dây thứ 2 sẽ đảm bảo rằng dòng điên lệch pha 90*


Sự thay đổi của từ trường theo thời gian

Từ trường bây giờ sẽ là tổng của 2  từ trường được tạo ra bởi 2 cuộn dây. bây giờ ta xem xét sự thay đổi của từ trường theo thời gian.

Fig.4 Sự thay đổi của từ trường theo thời gian
Bạn có thể thấy rằng theo thời gian thì cường độ từ trường không đổi nhưng hướng thay đổi. nó cũng giống như một từ trường quay. Và đây là cách tạo ra từ trường quay trong động cơ điện xoay chiều một pha. Tốc độ quay của tử trường được biết đến như tốc độ đồng bộ.

Fig.5 Từ trường quay theo hướng mũi tên.


Máy điện 1 pha với số cực khác nhau

Dây quấn trong Fig.5 tạo ra đươc 2 cực từ. Trong thực tế máy điện có thể có nhiều cực từ hơn. Do đó tốc độ từ trường có thể thay đổi. Hình dưới đây hiển thì từ trường 4 cực. 
Với từ trường như vậy động cơ xoay chiều một pha có thể hoạt động.

Nguồn: Learn Engineering

Comments

Post a Comment

Popular posts from this blog

PHÂN TÍCH MẠCH ĐIỆN BẰNG ĐỊNH LUẬT KIRCHHOFF VỀ DÒNG ĐIỆN VÀ ĐIỆN ÁP

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐỒNG BỘ

CÁC BƯỚC ĐỂ PHÂN TÍCH MẠCH ĐIỆN SỬ DỤNG ĐỊNH LÝ NORTON (NORTON'S THEOREM)